Dùng thuốc giảm đau tại chỗ có ảnh hưởng đến dạ dày không?

Không bôi quá nhiều thuốc giảm đau lên da

5 biện pháp làm giảm đau khớp mà không cần thuốc giảm đau

Bà bầu dùng thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ

Bị tăng huyết áp, thi thoảng bị đau đầu, có nên uống thuốc giảm đau?

Bị đau răng, nên uống thuốc giảm đau loại nào?

Bác sỹ Eve Glazier và Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ, trả lời:

Chào bạn!

Hiện nay, có 2 loại thuốc giảm đau thường được sử dụng phổ biến là nhóm thuốc acetaminophen (hay còn gọi là paracetamol), có tên thương mại là Tylenol và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Aspirin, ibuprofen và naproxen đều là thuốc thuộc nhóm NSAID.

Như bạn đã biết, đau dạ dày có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc NSAID. Bởi vậy, với những người không muốn dùng NSAID dưới dạng uống thì có thể sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ để thay thế. Thuốc giảm đau tại chỗ có nhiều loại từ thuốc mỡ, gel, kem và thuốc xịt.

Dưới đây là những điều cần biết về những loại thuốc giảm đau tại chỗ:  

NSAID dạng kem bôi: Theo các nhà nghiên cứu, dùng thuốc NSAID được bào chế dưới dạng kem bôi và gel để dùng ngoài (bôi trực tiếp lên da) có thể an toàn hơn so với dùng thuốc uống. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc giảm đau dạng này bạn nên chú ý đến liều lượng và không nên sử dụng quá nhiều lần. Bạn cũng không nên sử dụng nhiều sản phẩm NSAID cùng một lúc. Hãy trao đổi với bác sỹ về loại thuốc mà bạn có thể dùng vì các thuốc  NSAID có thể ở dạng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Capsaicin: Capsaicin là một loại thuốc giảm đau tại chỗ có thành phần chủ yếu là capsaicin được chiết xuất từ ớt. Capsaicin hoạt động bằng cách làm nóng và gây kích ứng da ở một mức độ nào đó. Nó cũng tăng cường cung cấp máu tới khu vực tổn thương, từ đó giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này, một số người cảm thấy đau rát, khó chịu tại khu vực bôi thuốc.

Tinh dầu bạc hà: Cơ chế giảm đau của tinh dầu bạc hà tương tự như capsaicin. Bôi tinh dầu bạc hà lên vùng bị đau cũng giúp giảm đau hiệu quả.

Methyl salicylate: Chất này và các tinh dầu giúp giảm đau tại chỗ nhờ làm tăng lưu thông máu và tạo cảm giác nóng. Methyl salicylate là thuốc kháng viêm không steroid tương tự như aspirin, vì vậy hãy chắc chắn đọc kỹ nhãn sản phẩm.

Dù lựa chọn thuốc giảm đau nào bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

- Thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng trong trường hợp đau nhẹ và trung bình;

- Không nên sử dụng quá 7 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sỹ;

- Rửa tay ngay sau khi dùng sản phẩm;

- Không bao giờ dùng thuốc trên vết thương hở;

- Không băng vùng bị đau cho đến khi bạn chắc chắn rằng sản phẩm đã được hấp thu hoàn toàn, vì độ ẩm và áp suất có thể khiến mức hấp thu thuốc bị ảnh hưởng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị